Những điều cần biết khi lắp đặt cửa kính cường lực
Với nhiều ưu điểm vượt trội, cửa kính cường lực ngày càng được ưa chuộng, sử dụng thay thế cho các loại cửa truyền thống. Một số chia sẻ đến từ các kỹ sư chuyên nghiệp và thợ thi công lâu năm trong bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích nếu bạn đang có nhu cầu thi công loại cửa này.
1. Về độ an toàn của kính cường lực
Một trong những ưu điểm nổi bật của cửa kính cường lực đó chính là độ cứng, độ bền rất cao cùng khả năng chịu nhiệt lớn hơn gấp từ 5 – 6 lần so với kính thường. Đây là lý do vì sao cửa kính cường lực rất được ưa chuộng sử dụng để lắp đặt cửa tại các vị trí mặt tiền, nơi có nguy cơ chịu tác động trực tiếp của ngoại lực và điều kiện thời tiết khắt nghiệt.
Nhiều người khi có nhu cầu lắp đặt cửa kính cường lực thường băn khoăn, liệu đây có phải là lựa chọn an toàn hay không? Câu trả lời là, cửa kính cường lực có khả năng đảm bảo an toàn ở một mức độ nhất định. Dòng sản phẩm này có thể chịu được lực tác động lên đến 1 tấn/m2. Tuy nhiên, cửa vẫn có nguy cơ bị bể, nổ nếu gặp tác động của ngoại lực tập trung ở phần mép, hoặc thi công không đảm bảo yếu tố kỹ thuật.
2. Những điều cần biết trước khi lắp đặt kính cường lực
- Lựa chọn loại kính phù hợp: Khi lắp đặt cửa kính cường lực, một trong những điều đầu tiên mà chúng ta cần biết đó chính là lựa chọn, lắp đặt loại kính phù hợp. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại kính cường lực chính là dạng cửa mở và cửa lùa. Trong đó, cửa mở sẽ dùng bản lề âm sàn và hệ thống thủy lực để vận hành nên đảm bảo độ bền cao dù đóng mở cho cảm giác hơi nặng tay. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng cửa này là khi mở ra sẽ chiếm diện tích nên sẽ chỉ thích hợp cho vị trí lắp đặt có không gian rộng rãi.
Của lùa thường trượt trên thanh ray phía trên để đóng/mở nên không ảnh hưởng tới mặt sàn, vừa đảm bảo về tính thẩm mỹ, vừa nhẹ nhàng khi đóng mở, rất thích hợp cho những vị trí có diện tích chật hẹp, muốn tận dụng tối đa không gian xung quanh vì khi đóng mở sẽ xếp lại theo phương ngang.
- Lựa chọn đồ dày kính phù hợp: Khi lắp đặt cửa kính cường lực, chúng ta có 2 tùy chọn kính thông dung với độ dàu 10mm và 12mm. Tùy thuộc vào từng vị trí lắp đặt, chúng ta sẽ cân nhắc đưa ra lựa chọn phù hợp. Thường thì chỉ cần chọn kính dày 10mm cho hệ thống cửa có chiều rộng tối đa khoảng 1.1 m và cao 2.2 m. Trong khi, loại dày 12mm sẽ thích hợp để lắp cửa có độ rộng tối đa 1.5m và cao 2.5mm. Để phù hợp với kích thước lỗ ban, đảm bảo yếu tố về mặt phong thủy, nên lắp đặt cửa cao từ 2.14m, độ rộng vừa phải để sử dụng và tăng tuổi thọ của bản lề.
- Chọn phụ kiện chính hãng: nên ưu tiên phụ kiện chính hãng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phụ kiện chính hãng không chỉ đảm bảo vừa khít, đẹp, mà còn có độ bền cao, lên đến từ 10 – 15 năm. Phụ kiện giả có giá rẻ hơn, nhưng chỉ sau từ 3 – 6 tháng sử dụng là sẽ phát ra các âm thanh khó chịu khi đóng mở, cửa, rò rỉ dầu thủy lực, cửa không thể trôi về đúng vị trí cũ hoặc trôi rất nhanh gây nguy hiểm cho người dùng, nhất là khi nhà có trẻ nhỏ.
- Đảm bảo khe thoáng của kính, lắp bản lề, tay nắm chắc chắn: khi lắp đặt, phải yêu cầu người thợ đảm bảo khe hở tiêu chuẩn giữa các tấm kính là từ 3 – 5mm, trong khi khe hở dưới chân là dưới 10mm. Khe hở quá nhỏ sẽ khiến cho cửa bị xệ, kẹt khi có sự thay đổi về nhiệt đội thời tiết, các tác động của ngoại cảnh. Khe hở quá rộng thì sẽ gây mất thẩm mỹ, mất đi tính cách âm chống côn trùng, bụi, gió…
- Kiểm tra cửa khi bàn giao: khi thi công cửa kính cường lực xong cần yêu cầu đơn vị lắp đặt bàn giao hợp đồng, hóa đơn, giấy xác nhận thanh toán, giấy bảo hàn… để đảm bảo quyền lợi sau này khi có xảy ra sự cố.
ĐT